Sự cố lọt đề thi vào 10 rất nghiêm trọng

Thứ sáu - 08/06/2018 20:55
Nhà quản lý giáo dục đánh giá sự cố lọt đề thi là bài học "xương máu" cho các địa phương khi tổ chức kỳ thi THPT quốc gia cuối tháng 6.

Ngày 7/6, gần 95.000 thí sinh Hà Nội thi vào lớp 10 công lập để tuyển hơn 63.000 học sinh. Cả hai buổi thi Ngữ văn và Toán đều xảy ra sự cố lọt đề thi ra ngoài khi thời gian làm bài mới được khoảng 60 phút. Nhiều nhà quản lý giáo dục đã chia sẻ quan điểm về việc này.

Lộ đề thì mức độ rất nghiêm trọng, phải hủy kết quả thi

Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho rằng sự việc giám thị đưa đề thi Văn và Toán ra ngoài khi chưa hết giờ làm bài là sai phạm nghiêm trọng. Muốn xác định là "lọt" hay "lộ" đề cần sự phối hợp giữa ngành giáo dục và cơ quan công an.

Nhiều năm làm khảo thí ở TP HCM, ông Ngai cho rằng, lộ đề tức là đề nhiều người biết, hoặc bị phát tán trước khi thi. Ở Hà Nội, đề bị đưa ra ngoài khi thí sinh làm bài được một thời gian nhất định (cách gọi của ngành giáo dục Hà Nội là lọt đề). Trường hợp này, nhà chức trách cần xác định có thí sinh nào trong phòng thi nhận được tín hiệu (đáp án, hướng dẫn, gợi mở) từ người bên ngoài?

sc1

Đề Toán được các nhóm chia sẻ ít phút sau thời gian bắt đầu làm bài của thí sinh.

sc2

Học sinh TP HCM chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận đề thi lớp 10 vẫn còn niêm phong

Bài học "xương máu" cho kỳ thi THPT quốc gia cuối tháng 6

Quy định tuyển sinh lớp 10, theo ông Ngai, là nghiêm ngặt, do các Sở Giáo dục phổ biến cụ thể, kỹ lưỡng đến từng hội đồng thi (hoặc điểm thi) và từng cán bộ coi thi. Trong sự cố ở Hà Nội, Sở Giáo dục cần rà soát quy trình tập huấn, phổ biến quy chế thi đến giám thị và trực tiếp là giám thị vi phạm coi thi trên. Trưởng điểm thi phải chịu trách nhiệm liên đới với vai trò là người quản lý.

Ông Ngai cho biết, tại TP HCM nhiều năm nay, tất cả cán bộ làm công tác cho kỳ thi lớp 10, khi vào điểm thi đều phải nộp lại điện thoại di động. Mỗi điểm thi có một chiếc loa, phòng trường hợp khẩn cấp thì thông báo đến giám thị. Công tác coi thi được giám sát chặt chẽ nên chưa xảy ra sự cố đáng kể nào. Từ ngày làm quản lý đến lúc nghỉ hưu tới nay, ông cũng chưa nghe bất cứ kỳ thi lớp 10 nào ở TP HCM hoặc các tỉnh thành lân cận phải hủy bỏ vì sự cố lộ đề. 

"Sự cố ở Hà Nội là bài học lớn cho công tác tổ chức thi cử ở các địa phương sắp tới, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia diễn ra ngày 25-27/6", ông Ngai nói.

Theo Hiệu trưởng một trường THPT ở TP HCM, rất khó để thanh minh cho hành vi sai trái của giám thị, bởi quy trình tập huấn coi thi được tổ chức nhiều lần, nghiêm túc. Sở Giáo dục sẽ tập huấn cho trưởng điểm thi, hiệu trưởng. Hiệu trưởng sẽ phổ biến lại cho giáo viên được cử đi coi thi trong các cuộc họp, tập huấn. Những cán bộ coi thi cũng được tập huấn theo cụm một lần nữa, rồi được trưởng điểm thi nhắc nhở, phổ biến trước kỳ thi và trước mỗi buổi thi.

"Dù kết quả xác minh thế nào thì sự cố trên cũng gây những bức xúc cho dư luận xã hội. Đây là kinh nghiệm xương máu cho các điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia 2018", ông bày tỏ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê trực tuyến
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay1,090
  • Tháng hiện tại78,517
  • Tổng lượt truy cập5,118,544
Tuyển sinh lớp 10
Tuyển sinh 10 -CĐCT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây